Các cá nhân và tổ chức tự tuyên bố đấu tranh vì dân chủ Dân chủ tại Việt Nam

Sau Cải cách ruộng đất từ 1953-1956, miền Bắc Việt Nam đã nhen nhóm những tiếng nói đòi quyền tự do trong đời sống xã hội, như Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm nhưng đã thất bại. Sau 1975, khi đất nước thống nhất, cả nước theo Chủ nghĩa Xã hội, một số phong trào chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn còn tại miền Nam, do các cá nhân của chế độ Việt Nam cộng hòa thực hiện, tuy vậy tất cả đều thất bại. Đặc biệt là bắt đầu từ quá trình "mở cửa", "đổi mới" được bắt đầu 1985-1986, các cá nhân và tổ chức tự nhận là đấu tranh vì dân chủ trong nước bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt, khi chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới bị sụp đổ, phong trào xét lại bắt đầu hình thành.

Chỉ số dân chủ 2008 do tạp chí The Economist đánh giá. Những nước có màu tối là độc tài theo cách đánh giá của tạp chí này, và hầu hết các nước này là ở châu Phi và châu Á
  • Trần Độ và một số người khác: Trung tướng Trần Độ nguyên Trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương. Từ năm 1991 cho đến khi mất vào tháng 8/2002, ông Trần Độ đã góp phần vào việc nuôi dưỡng phong trào cùng với các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang. Trần Độ kêu gọi "khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ "hiệp thương" mà thực chất là gò ép".[23]
  • Khối 8406: Khối 8406 là tên gọi của một nhóm hoạt động chính trị, gồm một số cá nhân tự nhận là những người kêu gọi cho dân chủ tại Việt Nam. Tên "Khối 8406" xuất phát từ tuyên ngôn công bố ngày 8 tháng 4 năm 2006 của nhóm. Chính phủ Việt Nam cho rằng hoạt động của nhóm này vi phạm pháp luật Việt Nam và đã kết án một số thành viên, trong đó có Nguyễn Văn ĐàiLê Thị Công Nhân. Họ muốn người dân Việt Nam có được tự do, dân chủ như các nước văn minh trên thế giới như ở Tiệp Khắc: cách mạng Nhung là một cuộc cách mạng bất bạo động tại Tiệp Khắc diễn ra từ ngày 16 tháng 11 năm 1989 đến ngày 29 tháng 12 cùng năm và dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại nước này. Sự kiện này nằm trong chuỗi sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại khắp các nước Đông Âu khác trong năm 1989.
  • Câu lạc bộ Nhà báo tự do: một số cá nhân tổ chức ra câu lạc bộ nhà báo tự do, cổ vũ tự do ngôn luận. Một số thành viên chủ chốt gồm Nguyễn Văn Hải (blogger), AnhbaSG, Tạ Phong Tần,...
  • Phong trào Boxit Việt Nam: của một số trí thức yêu cầu Chính phủ từ bỏ dự án Bauxit Tây Nguyên và Đảng Cộng sản tiến hành cải cách, dân chủ hơn, lắng nghe ý kiến trong và ngoài nước khi tiến hành lãnh đạo. Đây là sự phản kháng trước một số vấn đề nổi cộm hiện nay của Đảng lãnh đạo và Chính phủ quản lý (bao gồm: dự án Bô xít, dự án Đướng Sắt cao tốc Bắc Nam, vụ Vinashin,...). Website của Bauxit Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chủ biên.
  • Đảng Dân chủ Việt Nam (XXI): do ông Hoàng Minh Chính tuyên bố khôi phục 2006 nhưng hoạt động không có hiệu quả do sự cấm đoán trong nước, do không huy động được sự ủng hộ, ông Hoàng Minh Chính cũng không có sức ảnh hưởng lên xã hội.[24]
  • Tập hợp Thanh niên Dân chủ: do Nguyễn Tiến Trung thành lập, gồm một số thanh niên trong và ngoài nước tập hợp kêu gọi dân chủ tại Việt Nam. Họ cho rằng nước Việt Nam vẫn chưa có dân chủ và nhân quyền, do đó mục tiêu tối hậu được họ tuyên bố là thúc đẩy dân chủ hóa đất nước.
  • Các đảng phái ngoài nước: chủ yếu do giới Việt kiều tổ chức. Một số đã giải tán, số còn lại thuộc Ủy ban Phối hợp Hành động vì dân chủ, là ủy ban phối hợp ngoài nước một số Đảng phái Việt kiều đòi dân chủ. Bốn thành viên thuộc Ủy ban gồm đảng dân chủ Nhân dân, Phong trào Lao động Việt, Tập hợp vì Công lý và đảng Việt Tân. "Người Việt hải ngoại tuy có nhiều ý kiến về tiến trình dân chủ cho Việt Nam, nhưng thiếu một sự thống nhất tư tưởng, thiếu một lộ trình và các điều kiện đánh giá cụ thể.".[25] Trong số này đảng Việt Tân đã bị chính phủ Việt Nam liệt vào danh sách các nhóm khủng bố.
  • Các tổ chức tôn giáo: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
  • Các tổ chức phi chính phủ: một số tổ chức phi chính phủ cổ vũ cho dân chủ tại Việt Nam bao gồm: "Que Me: Action for Democracy in Vietnam" do Thích Quảng Độ là một thành viên chính.
  • Các cá nhân: một số cá nhân được nhiều người biết như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Cù Huy Hà Vũ... bị bắt và bị buộc các tội về lợi dụng dân chủ để chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Các tin tức nhận định về dân chủ của những tổ chức, cá nhân này thường được họ phổ biến trên mạng internet.
  • Các phong trào: nhóm Kiến nghị 72 đề nghị thay đổi Hiến pháp thêm quyền dân chủ cho nhân dân, Mạng Lưới Blogger Việt Nam chống lại Điều 258 Bộ Luật Hình sự

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dân chủ tại Việt Nam http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41667806 http://www.economist.com/node/8908438?story_id=890... http://www.eiu.com/Handlers/WhitepaperHandler.ashx... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://thediplomat.com/2016/03/the-truth-about-dem... http://www.voanews.com/vietnamese/news/tu-tuong-ho... http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130812-luat-gia-... http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2009/eap/1360... http://www.lenduong.net/spip.php?article1449 http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/khong-de-hi...